Chính sách hỗ trợ đầu tư của UBND Tỉnh

03/09/2020 09:52 Số lượt xem: 3075

Các ưu đãi đầu tư và chính sách hỗ trợ đầu tư của tỉnh

STT

Tên chính sách (ký hiệu văn bản)

Nội dung chính sách

I

Lĩnh vực lao động

 

1

Nghị quyết số 129/2014/NQ-HĐND17 ngày 24/4/2014 của HĐND tỉnh  và Quyết định số 286/2014/QĐ-UBND ngày 26/6/2014

1. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và sử dụng lao động

1.1. Hỗ trợ kinh phí đào tạo đối với các doanh nghiệp khi đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao và sử dụng lao động có thời hạn làm việc liên tục tại doanh nghiệp từ đủ một năm trở lên.

1.2. Mức hỗ trợ kinh phí tối đa như sau:

- Đối với đào tạo nghề: Áp dụng mức hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 88/2011/QĐ-UBND ngày 29/7/2011 của UBND tỉnh về việc quy định mức phí đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

- Đối với đào tạo khác áp dụng quy định về thu học phí đối với hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy tại các cơ sở đào tạo công lập, mức hỗ trợ cụ thể là 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian đào tạo tối đa không quá 06 tháng.

2. Hỗ trợ doanh nghiệp khi sử dụng lao động có thời hạn làm việc liên tục tại doanh nghiệp từ đủ một năm trở lên

2.1. Đối tượng:

- Lao động có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học và trên đại học.

- Là con liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý.

- Lao động thuộc hộ nghèo trong danh sách đã được UBND tỉnh phê duyệt; quân nhân bị tai nạn lao động nếu còn đủ sức khỏe; lao động thuộc hộ Nhà nước thu hồi đất trên 30% diện tích đất canh tác không quá 05 năm kể từ lần thu hồi đất gần nhất đến thời điểm được tuyển dụng; quân nhân, công an hoàn thành nghĩa vụ không quá 05 năm kể từ khi có Quyết định xuất ngũ đến thời điểm được tuyển dụng.

2.2. Mức hỗ trợ: 3.000.000 (ba triệu) đồng/lao động.

2.3. Điều kiện hỗ trợ: Các doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đóng BHYT, BHXH 100% cho lao động và thực hiện đầy đủ chính sách thuế của Nhà nước.Hỗ trợ đào tạo lao động và sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

2

Quyết định số 277/2014/QĐ-UBND ngày 26/6/2014 của UBND tỉnh

Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho lao động tham gia xuất khẩu lao động

1. Nhóm 1, gồm các nghề: Hàn Mag cơ bản, Hàn Tig cơ bản, Hàn hồ Quang 3G, Hàn Hồ Quang cơ bản, Điện Công nghiệp, Hàn Tig 6G, Max 6G, Điện tử công nghiệp. Mức chi  hỗ trợ:  3.000.000 đồng/ người/ khóa.

2. Nhóm 2, gồm các nghề: May công nghiệp, Mộc dân dụng, Tiện kim loại, Tiện vạn năng, Phay vạn năng. Mức chi hỗ trợ:  2.700.000 đồng/ người/ khóa.

3. Nhóm 3, gồm các nghề: Mài (máy mài cầm tay), Phun sơn, Xây chát, Ốp lát. Mức chi hỗ trợ: 2.400.000 đồng/ người/ khóa.

4. Nhóm 4, gồm các nghề: Giúp việc gia đình, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, các nghề khác theo nhu cầu. Mức chi hỗ trợ: 2.160.000 đồng/người/ khóa.

5. Mức chi phí đào tạo quy định tại điểm a, b, c, d khoản này là mức quy định tối đa cho từng nghề. Mức chi hỗ trợ nêu trên sẽ được điều chỉnh phù hợp khi các chế độ, chính sách của Nhà nước thay đổi.

II

Lĩnh vực xây dựng

 

1

Nghị quyết số 216/2015/NĐ-HĐND17 ngày 09/12/2015

Hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ sở lưu trú, khách sạn cao cấp trên địa bàn tỉnh

Nhà đầu tư được hưởng hỗ trợ với tổng số kinh phí được hưởng tối đa không quá 5% tổng mức đầu tư và không quá 30 tỷ đồng/dự án theo các hình thức hỗ trợ sau:

1. Hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư: Hỗ trợ 0,2%/tháng (2,4%/năm) lãi suất đầu tư. Thời gian hỗ trợ ko quá 5 năm.

2. Cho vay từ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh: Cho vay không quá 30% giá đất ở cùng vị trí đối với khu đất thực hiện dự án.

3. Hỗ trợ về tính giá thuê đất: Giá đất tính tiền thuê đất bằng 30% giá đất ở cùng vị trí đối với khu vực đất thực hiện dự án.

2

Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 12/7/2017

Hỗ trợ phát triển nhà ở cho công nhân:

1. Hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho nhà đầu tư; chi phí bồi thường và các chi phí trong công tác giải phóng mặt bằng do ngân sách tỉnh chi trả 100%

2. Hỗ trợ 50%  chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào của dự án (theo xuất đầu tư Bộ Xây dựng công bố tại thời điểm xây dựng).

3

Quyết định số 72/2012/QĐ-UBND ngày 19/10/2012

Quy định về đầu tư xây dựng tại các Khu đào tạo nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ.

1. Hỗ trợ về thủ tục đất đai: Các tổ chức đào tạo có yêu cầu hỗ trợ công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng đề nghị các cơ quan nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện lập hồ sơ thu hồi đất, phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư và tổ chức giải phóng mặt bằng

2. Hỗ trợ về thủ tục hành chính: rút ngắn 50% thời gian thực hiện thủ tục hành chính của tất cả các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

4

Quyết định số 254/2014/QĐ-UBND ngày 17/6/2014 của UBND tỉnh

Ưu đãi đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hóa đã được giao đất tại các đô thị ở tỉnh.

Miễn tiền thuê đất cho các tổ chức đã được UBND tỉnh quyết định cho thuê đất tại các đô thị ở tỉnh Bắc Ninh trong thời hạn được thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trong các lĩnh vực xã hội hoá: giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường (gọi tắt là cơ sở thực hiện xã hội hoá).

 Thời điểm và điều kiện được hưởng ưu đãi:

1. Cơ sở thực hiện xã hội hóa có dự án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo pháp luật đầu tư và đáp ứng danh mục các loại hình, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định thì được hưởng ưu đãi miễn tiền thuê đất từ thời điểm có quyết định cho thuê đất hoặc từ thời điểm bàn giao đất thực tế.

2. Trường hợp sau khi dự án được xây dựng hoàn thành, đi vào hoạt động, cơ quan nhà nước có chức năng kiểm tra và xác định cơ sở thực hiện xã hội hóa không đáp ứng danh mục loại hình, quy mô, tiêu chuẩn do Thủ tướng Chính phủ quy định có nguyên nhân từ phía cơ sở thực hiện xã hội hóa  (không thuộc trường hợp bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật đất đai) thì chủ dự án phải hoàn trả ngân sách nhà nước số tiền thuê đất đã được miễn và phải nộp thêm một khoản tương đương với khoản phạt chậm nộp tiền thuê đất của thời gian đã được miễn.

3. Sau khi dự án hoàn thành đi vào hoạt động, trong khoảng thời gian tại danh mục các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của từng lĩnh vực xã hội hóa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, chủ dự án phải gửi văn bản đến Cục Thuế tỉnh và cơ quan chủ quản lĩnh vực xã hội hoá để thông báo dự án đã được xây dựng hoàn thành, đi vào hoạt động kèm theo quyết định phê duyệt dự án đầu tư, các văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận cơ sở xã hội hoá có đủ tiêu chuẩn, điều kiện được hưởng chính sách khuyến khích phát triển xã hội hoá; cùng các hồ sơ, tài liệu có liên quan làm căn cứ để cơ quan thuế xem xét xác định việc ưu đãi chính thức. Trường hợp chủ dự án không gửi hoặc gửi chậm văn bản đến cơ quan thuế thì không được hưởng ưu đãi và bị xử phạt vi phạm về chế độ kê khai thu nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

5

Nghị quyết số 44/2012/NQ-HĐND17 ngày 25/4/2012 của HĐND tỉnh; Quyết định số 27/2012/QĐ-UBND ngày 25/5/2012, số 224/2013/QĐ-UBND ngày 21/6/2013 của UBND tỉnh quy định cơ chế tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quy định cơ chế tài chính đối với các dự án phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Ngoài các chính sách ưu đãi theo quy định của Trung ương, các dự án xây dựng nhà ở xã hội được ưu đãi của tỉnh, gồm:

1. Được ứng vốn không phải chịu phí và lãi suất vay để thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng (nếu có) từ ngân sách tỉnh hoặc Quỹ phát triển đất của tỉnh trong thời hạn 1 năm kể từ khi có phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Được vay vốn đầu tư xây dựng các dự án xây dựng nhà ở xã hội từ Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh (nếu có) với lãi suất ưu đãi trong thời gian 2 năm kể từ khi khởi công xây dựng công trình. (Lãi suất vay theo quy định của Quỹ phát triển nhà ở dự kiến tương đương lãi suất áp dụng cho các đối tượng chính sách xã hội thời điểm hiện tại là 6%/năm).

3. Được ngân sách hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng thương mại để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. Mức hỗ trợ bằng lãi suất ngân hàng chính sách xã hội cho vay giải quyết việc làm theo Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ quốc gia về việc làm (mức lãi suất hiện hành là 6%/năm). Thời gian hỗ trợ không quá 2 năm”.

III

Lĩnh vực nông nghiệp

 

1

Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 – 2020

Hỗ trợ sản xuất trồng trọt:

1. Hỗ trợ 50% giá giống đối với giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất giống lúa nguyên chủng hoặc đối với giống rau, màu để sản xuất giống rau màu các loại.

2. Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung:

- Hỗ trợ 05 triệu đồng/ha đất canh tác/năm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất cây trồng hàng hóa tập trung có giá trị kinh tế cao.

- Hỗ trợ 20 triệu đồng/ha đất canh tác/năm trong 03 năm đầu cho tổ chức, cá nhân sản xuất từ 03ha chuyên canh rau trở lên được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương.

-  Hỗ trợ 50% giá giống cho các vùng sản xuất lúa năng suất cao, chất lượng cao tập trung có quy mô từ 05 ha trở lên và giống cây ăn quả chất lượng cao có quy mô từ 0,5 ha trở lên.

- Hỗ trợ công chỉ đạo, nghiệm thu, chi trả hỗ trợ sản xuất lúa, rau màu cho Ban quản lý HTX dịch vụ nông nghiệp với mức 50 nghìn đồng/ha/vụ.

Hỗ trợ phát triển chăn nuôi:

1. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô nuôi thường xuyên từ 500 con lợn nái hoặc từ 1.000 con lợn thịt hoặc từ 500 con trâu, bò (thịt, sữa, sinh sản) hoặc từ 10.000 con gà, vịt, ngan trở lên, nằm trong vùng quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn phòng chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật được hỗ trợ như sau:

- 03 tỷ đồng/dự án, riêng đối với chăn nuôi bò sữa cao sản mức hỗ trợ là 05 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về xử lý chất thải, giao thông, điện, nước, nhà xưởng, đồng cỏ và mua thiết bị.

- Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a khoản này, được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.

- Ngoài hỗ trợ theo điểm a, b khoản này, nếu dự án nhập giống gốc cao sản vật nuôi (danh mục giống gốc cao sản vật nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định) được hỗ trợ chi phí nhập giống gốc, mức hỗ trợ theo quy định tại mục 14, Phụ lục I ban hành kèm theo thông tư số 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:

1. Tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung công nghiệp có công suất giết mổ một ngày đêm đạt tối thiểu 400 con gia súc hoặc 4.000 con gia cầm hoặc 200 gia súc và 2.000 con gia cầm, nằm trong vùng quy hoạch được phê duyệt và đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường theo các quy định của pháp luật được hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ 02 tỷ đồng/dự án để xây dựng cơ sở hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị.

- Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án thì ngoài mức hỗ trợ theo quy định của điểm a khoản này, còn được hỗ trợ 70% chi phí và không quá 05 tỷ đồng để đầu tư xây dựng các hạng mục trên.

- Đối với các cơ sở giết mổ tập trung xây dựng điểm, ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại điểm a, b khoản này còn được ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng theo đơn giá do Nhà nước quy định.

d) Tổ chức, cá nhân hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm trong các cơ sở giết mổ tập trung, được hỗ trợ 100% kinh phí thuê mặt bằng và lệ phí kiểm dịch trong năm đầu và 50% cho 01 năm tiếp theo. 

Hỗ trợ phòng bệnh gia súc, gia cầm: Hỗ trợ 100% kinh phí mua vắc xin, vật tư, công tiêm phòng 02 lần/năm các bệnh: bệnh lở mồm long móng cho lợn nái, lợn đực giống, trâu, bò, dê; bệnh tai xanh cho lợn nái, lợn đực giống; bệnh dịch tả cho đàn lợn; bệnh dại cho đàn chó, mèo; bệnh cúm gia cầm cho đàn gà, vịt, ngan, chim cút.

Hỗ trợ chăn nuôi an toàn thực phẩm: Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí chứng nhận cho các cơ sở chăn nuôi trang trại tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/trang trại.

Hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ:

1. Hộ chăn nuôi gà, vịt giống bố mẹ gắn với ấp nở cung cấp con giống, có nhu cầu mua giống, được hỗ trợ một lần 50% giá trị gà, vịt giống bố mẹ hậu bị (trên 08 tuần tuổi). Mức hỗ trợ bình quân không quá 50 nghìn đồng/con; mỗi hộ được hỗ trợ mua không quá 200 con gà hoặc 200 con vịt giống bố mẹ hậu bị.

2. Hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi và nước thải chăn nuôi: Hỗ trợ một lần 50% giá trị công trình khí sinh học (bể Biogas) hoặc đệm lót sinh học, nhưng không quá 05 triệu đồng/hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Hỗ trợ nuôi giữ đàn gà Hồ giống gốc: Hỗ trợ hàng năm cho cơ sở nuôi giữ gà Hồ giống gốc với mức 500 nghìn đồng/con/năm giống gốc để sản xuất giống gà bố mẹ cung cấp cho người chăn nuôi. Số lượng gà Hồ giống gốc nuôi giữ hàng năm không quá 1000 con.

Hỗ trợ phát triển thủy sản: Hỗ trợ lần đầu 100% kinh phí chứng nhận cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản tập trung được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thẩm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), nhưng không quá 80 triệu đồng/cơ sở.

Hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến, bảo quản nông sản thực phẩm:

1. Hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong 03 năm đầu cho các tổ chức, cá nhân mua mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, nếu cam kết phục vụ trên địa bàn tỉnh ít nhất 03 năm (giao UBND xã theo dõi giám sát các máy được hỗ trợ).

2. Hỗ trợ 80% kinh phí mua thiết bị lạnh và giá để hàng chuyên dùng cho siêu thị bán nông sản thực phẩm điểm (siêu thị cụ thể do UBND tỉnh quyết định) với mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/siêu thị/huyện.

Hỗ trợ tuyên truyền, tập huấn và ứng dụng khoa học công nghệ:

1. Hỗ trợ kinh phí tuyên truyền, tập huấn: Hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật, kiến thức quản lý, nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến văn bản pháp luật cho tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

2. Hỗ trợ sản xuất ứng dụng công nghệ cao Hỗ trợ 50% vật tư, thiết bị của dự án nhưng không quá 05 tỷ đồng/dự án cho tổ chức, cá nhân có dự án ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình: Hỗ trợ 70% kinh phí mua giống, vật tư, thiết bị, nguyên, nhiên, vật liệu để xây dựng mô hình sản xuất, trình diễn tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp.

Chính sách ưu đãi khuyến khích sản xuất, tiêu thụ nông sản, thực phẩm :

1.Ưu đãi khuyến khích tiêu thụ nông sản: Các tổ chức, cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn nếu thực hiện đúng hợp đồng và đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh tiêu thụ sản phẩm được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ số tiền vay ứng trước theo hợp đồng (lãi suất vốn vay được tính bằng mức lãi suất chung do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay vốn).

2. Hỗ trợ và khuyến khích tích tụ ruộng đất:

- Các tổ chức, cá nhân thuê ruộng để thực hiện sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung có quy mô từ 03ha trở lên (đối với vùng chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả, cây dược liệu và sản xuất rau), 10 ha trở lên (đối với vùng sản xuất lúa) được hỗ trợ 05 triệu đồng/ha/năm trong 05 năm đầu.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất để đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở chế biến và tiêu thụ nông, lâm sản, thủy sản tập trung thông qua các hình thức: chuyển nhượng, thuê đất, thuê mặt nước, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo hướng lâu dài từ 20 năm trở lên nhưng không quá 50 năm.

3. Hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm: UBND các huyện, thị xã, thành phố, hợp tác xã, tổ hợp tác, xây dựng thương hiệu sản phẩm trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng thương hiệu.

 

2

Nghị quyết số 147/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018

Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh:

1. Hỗ trợ sản xuất an toàn thực phẩm: Hỗ trợ 100% kinh phí lần đầu cho cơ sở sản xuất nông nghiệp được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc VietGAP, GMP, GlobalGAP. sản phẩm phù hợp TCVN về nông nghiệp hữu cơ nằm trong vùng quy hoạch của địa phương (bao gồm kinh phí tư vấn, thâm tra, đánh giá, lấy mẫu phân tích, tập huấn, cấp chứng nhận...), tổng mức hỗ trợ không quá 80 triệu đồng/giấy chứng nhận.

2. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân để xây dựng nhà màng, nhà lưới, nhà kính có các dự án, phương án không nắm trong các vùng, khu nông nghiệp công nghệ cao: Hỗ trợ 50% chi phí mua vật tư xây dựng nhà lưới, nhà màng, nhà kính và các thiệt bị tự động hóa quá trình sản xuất. Xây dựng nhà lưới: Mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/tổ chức, cá nhân. Xây dựng nhà màng, nhà kính và các thiết bị tự động hóa: Mức hỗ trợ tối đa không quá 2 tỷ đồng/tô chức, cá nhân.

3. Hỗ trợ máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, chế biến, báo quản nông sản thực phẩm và bảo vệ môi trường sản xuất nông nghiệp: Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 30% kinh phí mua máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, chê biến, bảo quản nông sản thực phâm và bảo vệ môi trường có giá trị từ 50 triệu đông trở lên, mức hỗ trợ tối đa không quá 200 triệu đồng/máy móc, thiết bị hoặc 50% kinh phí cho các máy móc, thiết bị có giá trị dưới 50 triệu đồng

4. Các tổ chức, cá nhân có hợp đồng tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các tô hợp tác, IFIX nông nghiệp, các hộ nông dân theo phương thức ứng trước vốn và thu mua sản phẩm nếu thực hiện đúng hợp đồng được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng cho toàn bộ sô tiên vay ứng trước theo hợp đồng (lãi suât vôn vay được tính bằng mức lãi suất chung do Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay vốn).

5. Hỗ trợ công tác tố chức hội chợ, triển lãm và hỗ trợ tô chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm về nông nghiệp trong nước và quốc tế: Hỗ trợ đối với công tác tô chức hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài: Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội chợ, triển lãm, kết nối tiêu thụ sản phâm trong nước và nước ngoài (Thông tin, tuyên truyên, quảng cáo, hội nghị, hoạt động của ban tô chức, tư vân thiêt kê khu hội chợ, triên lãm...) được tô chức theo kê hoạch do UBND tỉnh phê duyệt hoặc bô sung được UBND tỉnh châp thuận;

6. Kinh phí tập huấn và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật: Mức hỗ trợ: Hỗ trợ 100% kinh phí tuyên truyền, hội thảo, tập huấn phổ biến chính sách pháp luật, tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, lâm nghiệp và bảo quản chế biến nông sản thực phẩm, cho các cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có tham gia sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh sản phẩm nông sản thực phẩm.

7. Hỗ trợ xây dựng mô hình: Hỗ trợ tối đa không quá 50% kinh phí mua giống, thiết bị,vật tư thiết yêu đề xây dựng mô hình sản xuất, trình diễn tiễn bộ khoa học kỹ thuật trong trông trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, tiêu thủ công nghiệp.

3

Nghị quyết 148/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018

1. Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và các trạm bơm cục bộ: Các đối tượng thuộc quy định tại Nghị định 77/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ về Hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiễn, tiết kiệm nước thì thực hiện theo mức tối đa theo Nghị định trên.

2. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hợp tác xã nông nghiệp: Hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp xây dựng trụ sở, nhà kho, sân phơi, cửa hàng vật tư nông nghiệp, xưởng sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản với mức hỗ trợ 70% giá trị quyết toán của dự án được cấp có thâm quyền phê duyệt. Tối đa không quá 5 tỷ đồng/hợp tác xã.

3. Hỗ trợ dự án đầu tư xây dựng công trình nước sạch nông thôn tập trung: Đối với các dự án do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư: Mức hỗ trợ tối đa theo quy định tại Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/4/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn và các hướng dẫn kèm theo.

4. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo đường trục cấp xã, đường trục thôn, đường ngõ, xóm, đường trục chính nội đồng, được hỗ trợ 100% giá trị quyết toán dự án được phê duyệt, nhưng không lớn hơn tổng mức đầu tư theo thiết kế mẫu do Sở Giao thông vận tải công bố; Cấp kỹ thuật đường trục cấp xã, đường trục thôn, đường ngõ, xóm, dường trục chính nội đồng tối thiểu đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quyết định số 4927/QĐÐ- BGTVT ngày 25/12/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc Ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới”

5. Hỗ trợ xây dựng mới và nâng cấp trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, nhà văn hóa cấp thôn, được hỗ trợ 100% giá trị quyết toán dự án được phê duyệt, nhưng không lớn hơn tông mức đầu tư theo thiết kế mẫu do Sở Xây dựng công bố.

6. Xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa trường học được hỗ trợ 100% giá trị quyết toán dự án được phê duyệt, nhưng không lớn hơn tổng mức đầu tư theo thiết kế mẫu do Sở Xây dựng công bố.

7. Xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa trạm y tế được hỗ trợ 100% giá trị quyết toán dự án được phê duyệt, nhưng không lớn hơn tổng mức đầu tư theo thiết kế mẫu do Sở Xây dựng công bố.

8. Hỗ trợ đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ do UBND cấp xã quản lý, theo quy hoạch của cấp có thầm quyền phê duyệt: Xây dựng chợ mới được hỗ trợ 70% giá trị quyết toán được phê duyệt, nhưng không quá 1,5 tỷ đồng/chợ, nâng cấp cải tạo chợ không quá 0,8 tỷ đồng/chợ.

IV

Lĩnh vực công thương

 

1

Nghị quyết số 134/2009/NQ-HĐND16 ngày 23/4/2009 của HĐND tỉnh; Nghị quyết số 124/2014/NQ-HĐND ngày 24/4/2014 của HĐND tỉnh Bắc Ninh Sửa đổi Nghị quyết số 134/2009/NQ-HĐND16 và Quyết định số 74/2009/QĐ-UBND ngày 20/5/2009 của UBND tỉnh

Hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

1. Xây dựng và phát hành một số ấn phẩm về xây dựng và phát triển thương hiệu (cẩm nang, hỏi đáp ....).

2. Xây dựng “Kỷ yếu doanh nghiệp Bắc Ninh” để quảng bá thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp.

3. Tuyên truyền, đào tạo về xây dựng và phát triển thương hiệu.

- Tuyên truyền quảng bá thương hiệu các sản phẩm và doanh nghiệp điển hình trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Ninh, Báo Bắc Ninh, Trung ương, trên các website địa phương (www.bacninhtrade.com.vn, www.bacninh.gov.vn) và website thương mại điện tử khác.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu.

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về xây dựng và phát triển thương hiệu.

4. Tư vấn thiết kế, tra cứu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại thị trường trong và ngoài nước.

5. Tư vấn thiết kế, tra cứu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

 

Mức hỗ trợ:

1. Hỗ trợ 100% chi phí cho các nội dung quy định tại các khoản 1,2,3.

2. Hỗ trợ chi phí cho nội dung quy định tại khoản 4:

- 5.000.000 đồng/nhãn hiệu đối với nội dung quy định tại khoản 4 tại thị trường trong nước và hỗ trợ tối đa 3 nhãn hiệu hàng hóa/doanh nghiệp.

- 10.000.000 đồng/nhãn hiệu đối với nội dung quy định tại khoản 4 tại thị trường  nước ngoài, hỗ trợ tối đa 2 nhãn hiệu hàng hoá/doanh nghiệp.

3. Hỗ trợ chi phí cho nội dung quy định tại khoản 5:

- 60.000.000 đồng/nhãn hiệu tập thể đăng ký bảo hộ trong nước.

- 140.000.000 đồng/nhãn hiệu tập thể đăng ký bảo hộ ở nước ngoài

2

Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 29/04/2016 của UBND

Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí khuyến công tỉnh Bắc Ninh:

1. Chi hỗ trợ thành lập cơ sở công nghiệp nông thôn, bao gồm: Hoàn thiện kế hoạch kinh doanh khả thi; dự án thành lập doanh nghiệp và chi phí liên quan đến đăng ký thành lập doanh nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 10 triệu đồng/cơ sở.

2. Chi hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới; sản xuất sản phẩm mới, bao gồm các chi phí: Xây dựng, mua máy móc thiết bị; hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ tối đa 30% nhưng không quá 500 triệu đồng/mô hình.

Mức hỗ trợ đối với các cơ sở công nghiệp nông thôn đang hoạt động có hiệu quả cần phổ biến tuyên truyền, nhân rộng để các tổ chức cá nhân khác học tập; bao gồm các chi phí: Hoàn chỉnh tài liệu về quy trình công nghệ; hoàn thiện quy trình sản xuất, phục vụ cho việc trình diễn kỹ thuật. Mức hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/mô hình.

3. Chi hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến; chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 200 triệu đồng/cơ sở;

4. Chi hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn, hàng thủ công mỹ nghệ trong nước bao gồm: Hỗ trợ 100% chi phí  thuê gian hàng, chi thông tin tuyên truyền và chi hoạt động của Ban tổ chức hội chợ triển lãm trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

Trường hợp các cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia hội chợ, triển lãm khác trong nước. Mức hỗ trợ 80% giá thuê gian hàng.

5. Chi tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tại nước ngoài. Hỗ trợ 100% các khoản chi phí, bao gồm: Thuê mặt bằng, trang trí, thiết kế, dàn dựng gian hàng trên cơ sở giá đấu thầu hoặc trường hợp không đủ điều kiện đấu thấu thì theo giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

6. Chi hỗ trợ 100% chi phí vé máy bay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đi tham gia khảo sát, học tập kinh nghiệm tại nước ngoài, số người được hỗ trợ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

7. Chi tổ chức bình chọn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, tỉnh:

- Chi cho tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp huyện, tỉnh. Mức hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/lần đối với cấp huyện và 100 triệu đồng/lần đối với cấp tỉnh;

- Chi thưởng cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu được bình chọn: Đạt giải cấp huyện được thưởng không quá 03 triệu đồng/sản phẩm; đạt giải cấp tỉnh được thưởng không quá 05 triệu đồng/sản phẩm.

8. Chi hỗ trợ xây dựng và đăng ký thương hiệu đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 35 triệu đồng/thương hiệu;

9. Chi hỗ trợ thuê tư vấn, trợ giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn trong các lĩnh vực: Lập dự án đầu tư; marketing; quản lý sản xuất, tài chính, kế toán, nhân lực; thiết kế mẫu mã, bao bì đóng gói; ứng dụng công nghệ, thiết bị mới. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 35 triệu đồng/cơ sở.

10. Chi xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh; xuất bản các bản tin ấn phẩm, tờ rơi, tờ gấp và các hình thức thông tin đại chúng khác bản tin. Mức chi thực hiện theo hình thức hợp đồng với các cơ quan tuyên truyền và cơ quan thông tin đại chúng theo phương thức đấu thầu,  trường hợp đặt hàng giao nhiệm vụ thực hiện theo đơn giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

11. Chi hỗ trợ để thành lập Hội, Hiệp hội ngành nghề cấp huyện và cấp tỉnh. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí thành lập, nhưng không quá 50 triệu đồng/hội đối với hiệp hội cấp huyện và không quá 70 triệu đồng/hội đối với hiệp hội cấp tỉnh.

12. Chi hỗ trợ để hình thành cụm liên kết doanh nghiệp công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí nhưng không quá 150 triệu đồng/cụm liên kết;

13. Chi hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các cơ sở công nghiệp nông thôn:

-  Các cơ sở công nghiệp nông thôn gây ô nhiễm môi trường di dời vào các khu, cụm công nghiệp; Mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà, xưởng, máy móc thiết bị trong 02 năm đầu nhưng không quá 500 triệu đồng/cơ sở.

- Các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư cơ sở hạ tầng; máy móc thiết bị; chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Mức hỗ trợ tối đa 50% lãi suất cho các khoản vay để đầu tư nhà, xưởng, máy móc thiết bị; chuyển giao công nghệ tiên tiến trong 02 năm đầu nhưng không quá 350 triệu đồng/cơ sở.

Việc hỗ trợ lãi suất áp dụng đối với các khoản vay trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam trả nợ trước hoặc trong hạn, không áp dụng đối với các khoản vay đã quá thời hạn trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

14. Chi hỗ trợ đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở công nghiệp nông thôn. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 300 triệu đồng/cơ sở;

15. Chi hỗ trợ xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 1.500 triệu đồng/cụm công nghiệp;

16. Chi hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 500 triệu đồng/cụm công nghiệp;

17. Chi hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp, bao gồm: San lấp mặt bằng, đường giao thông nội bộ; hệ thống cấp nước, thoát nước tại các cụm công nghiệp. Mức hỗ trợ không quá 3.000 triệu đồng/cụm công nghiệp.

18. Chi quản lý chương trình đề án khuyến công:

- Cơ quan quản lý kinh phí khuyến công được sử dụng tối đa 1,5% kinh phí khuyến công do cấp có thẩm quyền giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí, xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu chương trình, đề án khuyến công; chi khác (nếu có). Nội dung và kinh phí do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

- Đối với tổ chức thực hiện hoạt động dịch vụ khuyến công: Đơn vị triển khai thực hiện đề án khuyến công được chi tối đa 2,5% dự toán đề án khuyến công để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, chi khác (nếu có);

19. Mức kinh phí ưu tiên hỗ trợ cho các chương trình, đề án, nhiệm vụ quy định tại Khoản 1, 2 Điều 4 của quy định  tại Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND và áp dụng sản xuất sạch hơn được nhân với hệ số nhưng không quá 1,5 lần mức hỗ trợ quy định trên đây.

 

Quyết định số 18/2016/QĐ-UBND ngày 20/04/2016 của UBND tỉnh

Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Ninh

1. Thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu các thị trường xuất khẩu trọng điểm các ngành hàng của tỉnh như : thủ công mỹ nghệ, sản phẩm làng nghề, nông sản thực phẩm, sản phẩm công nghiệp địa phương.

- Hỗ trợ 70% các khoản chi phí : chi phí mua tư liệu; chi phí điều tra, khảo sát và tổng hợp tư liệu; chi phí xuất bản và phát hành; các khoản chi khác (nếu có). Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung này là 1,5 triệu đồng/1 đơn vị đăng ký và nhận thô2. Quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý nổi tiếng của Bắc Ninh ra thị trường nước ngoài.

- Hỗ trợ 70% chi phí theo hợp đồng, bao gồm : Chi phí thiết kế, xây dựng kế hoạch, nội dung truyền thông; chi phí sản xuất, xuất bản và phát hành trong nước và nước ngoài để giới thiệu, quảng bá hình ảnh ngành hàng, chỉ dẫn địa lý.

2. Mời đại diện cơ quan truyền thông nước ngoài đến Bắc Ninh để viết bài, làm phóng sự trên báo, tạp chí, truyền thanh, truyền hình, internet nhằm quảng bá cho các sản phẩm xuất khẩu của địa phương theo hợp đồng trọn gói. 

Hỗ trợ 70% chi phí sản phẩm truyền thông hoàn thành (bộ phim đã phát sóng, bài viết đã đăng)

3. Thuê chuyên gia trong và ngoài nước đến Bắc Ninh để tư vấn phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển xuất khẩu, thâm nhập thị trường nước ngoài.

a) Hợp đồng trọn gói với chuyên gia tư vấn : Hỗ trợ 70% chi phí hợp lý sản phẩm tư vấn hoàn thành.

b) Tổ chức cho chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ, phổ biến kiến thức và tư vấn cho doanh nghiệp: Hỗ trợ 100% chi phí thuê hội trường, thiết bị, trang trí, tài liệu, biên dịch, phiên dịch, phương tiện đi lại cho chuyên gia.

Mức hỗ trợ tối đa với nội dung này là 2 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.

4. Tổ chức tham gia hội chợ triển lãm thương mại

Tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm định hướng xuất khẩu tại Việt Nam. Hỗ trợ 50%  các khoản chi phí : Thuê mặt bằng và thiết kế, dàn dựng gian hàng;  trang trí tổng thể khu gian hàng của Bắc Ninh; phiên dịch; chi phí tuyên truyền quảng bá mời khách đến tham quan giao dịch; tổ chức hội thảo; công tác phí cho cán bộ tổ chức khu trưng bày; các khoản chi khác (nếu có). Mức hỗ trợ tối đa đối với nội dung này là 12 triệu đồng/1 đơn vị tham gia.

5. Tổ chức đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào Bắc Ninh giao dịch mua hàng.

Hỗ trợ các khoản chi phí : Chi phí tuyên truyền quảng bá, tổ chức sự kiện mời các doanh nghiệp nước ngoài tham dự và tổ chức chiêu đãi một lần trong sự kiện.

V

Lĩnh vực Khởi sự doanh nghiệp

 

1

Nghị quyết số 75/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành Quy định hỗ trợ khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

  1. Hỗ trợ theo Chương trình, Đề án khởi nghiệp
  2. Hỗ trợ tư vấn thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh và tư vấn pháp lý:
  • Miễn phí tư vấn cho cơ sở khởi nghiệp;
  • Rút ngắn còn tối đa 1/3 thời gian giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Nhà nước khi tiến hành thủ tục hành chính đối với các cơ sở khởi nghiệp
  1. Hỗ trợ vốn: Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thông qua tổ chức tài chính của tỉnh tối đa 3%/năm và lãi suất cho vay không thấp hơn lãi suất Ngân sách tỉnh cho vay ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng kể từ ngày dự án được các tổ chức tín dụng cho vay vốn)
  2. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực khởi nghiệp:
  • Hỗ trợ 100% kinh phí biên soạn tài liệu khởi nghiệp phù hợp với từng đối tượng: Học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ…
  • Hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ, giáo viên hướng nghiệp tại các trường phổ thông, các Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp;
  • Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn cho những người có tiềm năng khởi nghiệp không quá 01 ngày;
  • Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn khởi sự kinh doanh (không quá 03 ngày);
  • Hỗ trợ 50% kinh phí đào tạo nhân lực quản trị chuyên nghiệp;

VI

Lĩnh vực Môi trường

 

1

Nghị quyết số 126/2014/NQ-HĐND ngày 24/4/2014, Nghị quyết 156/2010/NQ-HDDND ngày 6/5/2010 của HĐND tỉnh; Quyết định số 273/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014, số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/5/2010 của UBND tỉnh về việc quy định chế độ hỗ trợ xây dựng điểm tập kết, vận chuyển rác thải khu vực nông thôn

Hỗ trợ đầu tư mua sắm phương tiện vận chuyển rác thải:

- Hỗ trợ 100%  lãi suất ngân hàng cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư mua sắm phương tiện để vẫn chuyển rác thải trong thời hạn tối đa không quá 6 năm, kể từ ngày được phép lưu hành và ký hợp đồng vân chuyển rác thải với UBND cấp huyện.

2

Nghị quyết số 35/2016/NQ-HĐND18 ngày 08/12/2016 và Quyết định số 47/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016  của UBND tỉnh

Hỗ trợ đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020

1. Xử lý nước thải: Hỗ trợ 80%  tổng kinh phí thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung, 20% còn lại do doanh nghiệp, cơ sở phát sinh chất thải đóng góp.

2. Xử lý chất thải rắn: Đối với chất thải rắn tồn đọng trong các làng nghề từ trước đến nay. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí để thu gom, vận chuyển xử lý.

3

Quyết định số 04/2015/QĐ-UBND ngày 05/3/2015.

Ưu đãi đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực xã hội hoá sử dụng đất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

1. Các cơ sở thực hiện xã hội hóa sử dụng đất tại các đô thị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh được miễn tiền thuê đất trong thời hạn được thuê đất để thực hiện dự án xã hội hoá.

2. Cơ sở thực hiện xã hội hóa để được miễn tiền thuê đất phải lập và gửi hồ sơ đề nghị miễn tiên thuê đất cho cơ quan thuế theo quy định.

4

Nghị quyết số 125/2014/NQ-HĐND ngày 24/4/2014 và Quyết định số 274/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014

Hỗ trợ khi xây dựng Khu xử lý rác thải sinh hoạt:

1. Đối tượng hỗ trợ: Các xã, thôn trực tiếp có đất thu hồi để xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung cấp huyện, ưu tiên đối với các thôn có đất bị thu hồi.

2. Điều kiện được hỗ trợ: Các công trình thuộc chính sách hỗ trợ hạ tầng nông thôn tại các xã, thôn có đất thu hồi xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung cấp huyện.

3. Quy định hỗ trợ: Ngân sách Nhà nước ưu tiên đầu tư 100% giá trị quyết toán đối với các công trình thuộc chính sách hỗ trợ hạ tầng nông thôn đối với các xã, thôn có đất thu hồi để xây dựng khu xử lý rác thải sinh hoạt tập trung của cấp huyện.

VI

Lĩnh vực giáo dục

 

1

Nghị quyết 224/2016/NQ-HĐND17 ngày 14/4/2016 của HĐND tỉnh và Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 25/5/2016

Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường đại học công lập, bệnh viện công lập tuyến trung ương trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020

1. Đối tượng và điều kiện hưởng hỗ trợ đầu tư: Các trường đại học công lập và Bệnh viện công lập tuyến trung ương đầu tư chuyển trụ sở chính hoặc đầu tư xây dựng cơ sở II trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Nội dung và mức hỗ trợ đầu tư

a. Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm: Đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước thải đến chân hàng rào của dự án đầu tư.

b. Hỗ trợ 100% kinh phí để thực hiện đo vẽ bản đồ địa chính, lập hồ sơ thu hồi đất; lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng.       

c. Hỗ trợ chi phí đền bù giải phóng mặt bằng:

- Hỗ trợ 100% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng theo diện tích tối thiểu được nhà nước quy định cho một trường đại học nhưng tối đa không lớn hơn 30 ha đối với trường đại học công lập chuyển toàn bộ trụ sở chính hoặc đầu tư cơ sở II với quy mô đào tạo từ 5.000 sinh viên trở lên; Bệnh viện công lập tuyến trung ương chuyển cơ sở chính hoặc đầu tư cơ sở II tại tỉnh với quy mô từ 500 giường bệnh trở lên.

- Hỗ trợ 50% chi phí đền bù giải phóng mặt bằng theo diện tích tối thiểu được nhà nước quy định cho một trường đại học nhưng tối đa không lớn hơn 20 ha với trường đại học công lập đầu tư cơ sở II với quy mô đào tạo dưới 5.000 sinh viên; Bệnh viện công lập tuyến Trung ương đầu tư cơ sở II tại tỉnh với quy mô dưới 500 giường.

3. Thời gian hỗ trợ đầu tư: Từ tháng 5 năm 2016 đến hết năm 2020.

2

Nghị quyết số 149/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018

1. Cho thuê đất và miễn tiền thuê đất, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng:

- Các nhà đầu tư khi thực hiện các dự án phát triển giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông ngoài công lập, được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai, miễn giảm thuế theo quy định của Chính phủ;

- Đối với dự án đầu tư xây dựng trường ngoài công lập có sử dụng vốn vay được hỗ trợ lãi suất cho vay theo mức lãi suất vay ưu đãi của các tổ chức tín dụng, do nhà nước chỉ định theo quy định của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội tại thông báo hằng năm của Chính phủ, tối đa không quá 6,5%/năm. Thời gian hỗ trợ lãi suất tính từ ngày bắt đầu giải ngân theo hợp đồng với ngân hàng (ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng...), tối đa không quá 05 năm.

2. Hỗ trợ đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học:

- Giáo dục mầm non:

+ Nhóm, lớp độc lập tư thục, cơ sở giáo dục chuyên biệt: Có quy mô từ 20 trẻ đến 40 trẻ, được hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/cơ sở; có quy mô từ 41 trẻ trở lên, được hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/cơ sở. Nhóm trẻ độc lập tư thục ở các khu công nghiệp có quy mô từ 12 trẻ/nhóm trở lên, được hỗ trợ không quá 50 triệu đồng/nhóm;

+ Trường mầm non: Có quy mô từ 50 trẻ đến 100 trẻ, được hỗ trợ không quá 400 triệu đồng/trường; có quy mô trên 100 trẻ, được hỗ trợ không quá 900 triệu đồng/trường.

- Giáo dục phổ thông (Tiểu học, THCS, THPT, trường liên cấp, trường quốc tế...), cơ sở giáo dục chuyên biệt:

+ Đối với trường phổ thông, cơ sở giáo dục chuyên biệt (một cấp học) có quy mô 3 lớp (có từ 105 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 01 tỷ đồng/trường; quy mô từ 4 - 6 lớp (có từ 140 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/trường; quy mô từ 7 lớp trở lên (có từ 245 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 03 tỷ đồng/trường;

+ Đối với trường phổ thông liên cấp, cơ sở giáo dục chuyên biệt (hai cấp học) có quy mô 4 lớp (có từ 140 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 1,5 tỷ đồng/trường; quy mô từ 5 - 7 lớp (có từ 175 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 2,5 tỷ đồng/trường; đối với trường có quy mô từ 8 lớp trở lên (có từ 280 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 04 tỷ đồng/trường;

+ Đối với trường phổ thông liên cấp, cơ sở giáo dục chuyên biệt (có ba cấp học), quy mô 6 lớp (có từ 200 học sinh trở lên) được hỗ trợ không quá 02 tỷ đồng/trường; quy mô từ 7 - 8 lớp (có từ 245 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 03 tỷ đồng/trường; quy mô từ 9 lớp trở lên (có từ 315 học sinh trở lên), được hỗ trợ không quá 05 tỷ đồng/trường.

3. Hỗ trợ chế độ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ 50% mức đóng Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp (được tính theo mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định) đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập được thành lập sau khi Nghị quyết này có hiệu lực, mà đơn vị sử dụng lao động phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, gồm: Cán bộ, giáo viên cơ hữu làm việc tại các trường mầm non và các nhóm trẻ độc lập, tư thục; cơ sở giáo dục chuyên biệt; các trường phổ thông, trường phổ thông liên cấp học và trường quốc tế ngoài công lập. Thời gian hỗ trợ 05 năm, kể từ khi các cơ sở giáo dục ngoài công lập thành lập và đi vào hoạt động.

4. Hỗ trợ học phí cho trẻ, học sinh học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong khu công nghiệp, giáp ranh khu công nghiệp và trẻ, học sinh học tại cơ sở giáo dục chuyên biệt trên địa bàn tỉnh: Trẻ, học sinh là con công nhân, người lao động phổ thông làm việc trong các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động (được doanh nghiệp xác nhận có ký hợp đồng lao động và đóng BHXH, BHYT, BHTN...) học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong khu công nghiệp hoặc các xã (phường, thị trấn) giáp ranh khu công nghiệp; trẻ, học sinh học ở tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt ngoài công lập thì được hỗ trợ học phí bằng mức học phí của các cơ sở giáo dục công lập đóng trên cùng địa bàn; đối với học sinh tiểu học học tại các cơ sở ngoài công lập trong khu công nghiệp hoặc các xã (phường, thị trấn) giáp ranh khu công nghiệp thì được hỗ trợ học phí bằng mức học phí của cấp trung học cơ sở công lập trên cùng địa bàn.